Trà gừng kết hợp với mật ong trong y học rất có lợi cho sức khỏe con người. Vậy trà gừng kết hợp với mật ong có tác dụng gì? Cách làm trà gừng mật ong.
Tác dụng của trà gừng và mật ong
Giảm chóng mặt, buồn nôn
Trà gừng là bài thuốc dân gian giúp làm dịu các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh do say tàu xe. Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoặc những người đang điều trị hóa chất không thể sử dụng các loại chống nôn thông thường, cũng có thể uống trà gừng để giảm cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Tăng cường sức đề kháng
Khi mắc các bệnh viêm đường hô hấp như ho, đau họng, sổ mũi… uống trà gừng mật ong nóng sẽ giảm những triệu chứng trên. Bạn có thể pha trà gừng để uống hàng ngày, hoặc phòng ngừa cảm cúm, tăng cường sức đề kháng cho các thành viên cho gia đình trong những ngày thời tiết lạnh.
Tốt cho tim mạch
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, tiêu thụ 2 – 6g gừng mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau tim, giảm cholesterol… Hơn nữa, trà gừng có tác dụng giảm tình trạng cao huyết áp thường xuyên, giúp các mạch máu hoạt động ổn định và phòng ngừa xơ vữa động mạch ở người cao tuổi.
Hỗ trợ giảm cân
Gừng có tính nóng nên khi uống trà gừng sẽ làm cơ thể sản sinh nhiệt, giúp đốt cháy chất béo, đồng thời ức chế sự hấp thụ chất béo vào cơ thể. Uống trà gừng trước bữa ăn còn giúp giảm cảm giác thèm ăn.
Giảm đau, kháng viêm
Gingerol và shogaol trong loại trà này có tác dụng chống viêm, giảm đau do thoái hóa khớp gối, giảm đau bụng kinh nếu uống vào đầu kỳ kinh.
Ngăn ngừa ung thư
Uống trà gừng là một cách đơn giản giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư như ung thư tuyến tụy, ruột kết, đại tràng, tuyến tiền liệt, phổi…
Tăng cường sức khỏe não bộ
Gừng có tác dụng chống stress oxy hóa và viêm nhiễm nên là thực phẩm giúp bảo vệ chức năng não do tuổi tác, phòng ngừa bệnh Alzheimer.
Cách pha trà gừng mật ong
Bước 1: Pha trà túi lọc
Bạn có thể sử dụng trà xanh, trà lài để giúp trà gừng mật ong có hương vị thanh hơn. Còn nếu dùng trà gừng thì sẽ có vị hậu ngọt.
Bạn cho 1 gói trà túi lọc vào bình pha trà rồi rót một ít nước sôi vào để trụng qua túi trà. Sau đó, đổ phần nước trụng kia đi và rót thêm khoảng 100ml nước sôi và0, để ủ trà khoảng 10 phút. Khi trà đã ủ xong thì bạn bỏ gói trà túi lọc ra và lấy nước cốt trà để pha trà gừng mật ong.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu
Gừng đem gọt vỏ, rửa sạch, để ráo khô thì cắt thành khoảng 5 – 6 lát mỏng. Bạn lấy một ít ngâm với 50ml nước sôi trong khoảng 15 phút để được hỗn hợp nước gừng. Nếu bạn muốn nhanh hơn thì có thể cho lên bếp nấu trực tiếp. Phần còn lại dùng để thêm vào cốc trà gừng mật ong.
Chanh rửa sạch, vắt lấy nước cốt để riêng.
Bước 3: Pha trà gừng mật ong
Bạn trộn nước gừng đã ngâm vào nước cốt trà đã pha. Sau đó thêm mật ong vào theo tỉ lệ: cứ lấy 80ml nước cốt trà gừng thì thêm 30ml mật ong và nước cốt chanh vào ly thủy tinh. Tiếp đó dùng muỗng khuấy đều ly trà. Bạn có thể dùng dao bào sợi gừng và trang trí vào cốc trà gừng mật ong cho hấp dẫn.
Nếu bạn muốn uống trà lạnh thì thêm một ít đá viên vào. Tuy nhiên uống nóng thì sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Lưu ý khi sử dụng gừng
- Ăn gừng tốt nhất vào buổi sáng và buổi trưa, không ăn gừng vào buổi tối.
- Không ăn quá nhiều gừng, do gừng có tính nóng, sẽ làm cho cơ thể nóng và thấy khó chịu.
- Đối với gừng và mật ong, mỗi lần sử dụng bạn chỉ nên dùng 1 muỗng là đủ.
- Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
- Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Với trẻ em trên 1 tuổi, chỉ nên dùng 2 lần/tuần.
- Những người thường xuyên mất ngủ, khô cổ họng, táo bón hoặc bị áp xe phổi, bệnh lao, loét dạ dày, viêm túi mật, tiểu đường, đang mọc mụn, mắc các bệnh về gan, bệnh trĩ đều nên hạn chế ăn gừng.
- Khi bị sốt cao không nên ăn gừng vì sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh cao lên.
Trên đây là cách làm trà gừng mật ong và những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe an toàn.