Nám da

Nám da là bệnh về da phổ biến hiện nay với biểu hiện là các mảng màu nâu xuất hiện trên da, trên mặt, có thể còn xuất hiện trên vùng cánh tay hoặc cổ. Mặc dù nám da không phải là một bệnh đặc biệt nghiêm trọng những cũng ảnh hưởng đến ngoại hình khiến cho bạn mất tự tin. Vậy điều trị nám da như thế nào và những lưu ý gì khi điều trị nám da?

Nguyên nhận bị nám da

Hiện nay, các bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể bị nám da. Nguyên nhân có thể là do các tế bào tạo màu trong ra tạo ra quá nhiều màu. Tình trạng nám da này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, nám da thường xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ trẻ. Tình trạng nám da có thể dễ xuất hiện hơn nếu bạn ở trong những trường hợp sau:

  • Dùng thuốc tranh thai
  • Thường xuất hiện nám da khi phụ nữ có thai ở 3 tháng thai kỳ đầu hoặc 3 tháng thai kỳ cuối
  • Ra ngoài nắng quá lâu và tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nhiều

Nám da

Dấu hiệu bị nám da

Trong hầu hết các trường hợp bị nám da, các bác sỹ hầu hết dễ dàng nhận biết da bị nám bằng cách nhìn trực tiếp vào da của người bệnh. Ngoài ra, còn có phương pháp khác là chiếu đèn đặc biệt (đèn wood) lên ra và phát ra ánh sáng cực tím để kiểm tra da kỹ càng hơn. Trong trường hợp khó phát hiện hơn, các bác sĩ có thể lấy một mảnh da nhỏ để sinh tiết xét nghiệm/

Cách điều trị nám da

Bệnh nám da không phải lúc nào cũng cần điều trị. Nếu tình trạng nám da gây ra do thay đổi nội tiết tố như khi uống thuốc tránh thai hoặc khi mang thai thì tình trạng nám da sẽ mờ dần sau khi sinh hoặc sau khi ngừng uống thuốc tránh thai.

Đối với những người khác, tình trạng nám da có thể kéo dài theo nhiều năm, hoặc thậm trị suốt đời. Bạn có nhiều cách để điều trị tình trạng nám da để chúng mờ dần hoặc loại bỏ hẳn các mảng nám da.

Tuy nhiên, không phải cách điều trị nào cũng hiệu quả và phải phù hợp với từng người và nám da có thể quay lại kể cả khi chữa trị thành công trước đó. Nhiều người có thể dùng phương pháp thông thường bằng cách sử dụng các sản phẩm làm đẹp da dạng kem hoặc thuốc bôi lên da, nhiều người phải trực tiếp sử dụng các phương pháp y tế trực tiếp.

Nám da

Các cách điều trị nám da:

Sử dụng hydroquinone

Phương pháp điều trị sử dụng hydroquinone thường là phương pháp được các bác sĩ điều trị hàng đầu vì hydroquinone có sẵn dưới dạng kem dưỡng da hoặc gel và bôi trực tiếp lên vùng da bị nám giúp da sáng hơn. Hydroquinone có sẵn tại các quầy thuốc nhưng các bác sỹ có thể kê theo đơn những loại kem có tác dụng mạnh hơn.

Sử dụng Corticosteroid và tretinoin

Corticosteroid và tretinoin có nhiều loại dưới dạng kem, gel hoặc nước thơm. Corticosteroid và tretinoin đều có tác dụng tốt khi bạn bôi dưới những vùng da bị nám giúp da sáng màu hơn.

Sử dụng loại kem kết hợp

Ở nhiều trường hợp khác nhau và tùy theo mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn loại kem kết hợp giữa Corticosteroid, tretinoin và hydroquinone trong một sản phẩm.

Sử dụng thuốc bôi ngoài da

Những loại thuốc bôi ngoài da được xem như là sản phẩm thay thế các loại kem khác. Các bác sĩ có thể kê đơn theo toa với các loại thuốc bôi như axit azelaic hay axit kojic. Các loại thuốc bôi này có tác dụng hiệu quả đối với các vùng da bị nám.

Sử dụng các kỹ thuật y tế

Nếu trong trường hợp sử dụng các loại kem và thuốc bôi không hiệu quả, các bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật y tế chuyên sâu sau:

  • Điều trị bằng tia lazer
  • Thay da sinh học
  • Mài da
  • Điều trị mài mòn da
  • Liệu pháp ánh sáng

Nám da

Những lưu ý khi điều trị da bị nám

Với sự ra đời của nhiều công nghệ làm đẹp hiện đại và những loại mỹ phẩm, sản phẩm thuốc uống, bôi nên hiện nay việc điều trị nám da không còn quá nhiều trở ngại. Tuy nhiên để điều trị nám được vĩnh viễn, da không bị tổn thương và hồi phục nhanh, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:

Chăm sóc da đầy đủ

Da sau khi điều trị nám sẽ trở nên khô và yếu hơn, vì thế lúc này da cần được cung cấp nước và độ ẩm thường xuyên hơn bằng cách bôi các loại kem dưỡng da, serum dưỡng đặc trị với da hay sử dụng những loại mặt nạ có độ dưỡng cao.

Ngoài việc chăm sóc da bằng các loại kem, serum, bạn cũng cần bảo vệ da với kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, thường xuyên mặc áo chống nắng, dùng mũ rộng vành, kính mắt, khẩu trang nếu phải ra ngoài. Điều này giúp da được bảo vệ tốt hơn dưới ánh nắng mặt trời.

Cẩn trọng chuyện ăn uống

Chế độ ăn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da của bạn. Vì thế, sau khi điều trị nám da, bạn cần chú ý đến việc bổ sung nhiều nước, ăn rau xanh, trái cây, hoa quả thường xuyên. Hạn chế gia vị cay nóng, đồ uống có cồn đặc biệt không nên thức khuya. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hồi phục của làn da sau điều trị.

Nám da

Tại sao điều trị nám da hoài không hết?

Áp dụng sai phương pháp điều trị

Dựa theo nguyên nhân hình thành, các chuyên gia chia nám thành 2 loại là nám da nội tiết và nám da thông thường.

Nám da nội tiết, hay nám chân sâu, hình thành do sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến sự mất cân bằng hormone. Hậu quả là hình thành những đốm nâu sẫm màu trên da. Trong khi đó, nám da thông thường chủ yếu xuất hiện do các tác nhân bên ngoài như chăm sóc da không đúng cách hoặc tác động của ánh nắng Mặt trời.

Mỗi loại nám có cách điều trị khác nhau. Để điều trị nám da dứt điểm thông thường, bạn chỉ cần loại bỏ các hắc tố melanin tích tụ trên bề mặt da. Nhưng đối với nám da nội tiết, bạn còn phải cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể thông qua một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc chế độ dinh dưỡng.

Chính vì vậy, việc áp dụng sai phương pháp điều trị cho từng loại nám cụ thể vừa kéo dài thời gian trị nám, vừa khiến nám tái phát nhiều lần.

Không loại bỏ tận gốc nám

Về cơ bản, nám da do sự tích tụ của hắc tố melanin ở lớp hạ bì của da. Để trị nám da dứt điểm, đòi hỏi bạn cần loại bỏ hoàn toàn melanin. Nhiều bạn có xu hướng sử dụng nguyên liệu tự nhiên như nha đam, nghệ tươi hoặc mật ong kết hợp nước cốt chanh để điều trị nám da tại nhà.

Tuy dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí nhưng các nguyên liệu trên chỉ giúp làm mờ các mảng da sậm màu trên da mà không thể thẩm thấu sâu bên trong hạ bì. Vì vậy, các hắc tố melamin gần như không bị tác động đến. Và chỉ sau một thời gian ngắn, nám da sẽ xuất hiện trở lại.

Không chống nắng cho da

Tại sao điều trị nám da hoài không hết? Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, không chống da cho da là một trong những sai lầm phổ biến khi điều trị nám mà nhiều người mắc phải.

Tia cực tím từ ánh nắng Mặt trời sẽ kích thích sản sinh hắc tố melanin dưới da. Ở khía cạnh tích cực thì melanin hấp thụ tia cực tím, làm giảm tác động của nó đối với sức khỏe của da, ngăn ngừa nguy cơ ung thư da. Tuy nhiên, melamin cũng là nguyên nhân gây ra nám da.

Thiếu kiên trì trong việc điều trị

Khác với các tình trạng tổn thương da khác như mụn hoặc tàn nhang, nám da thường khó điều trị hơn, đòi hỏi bạn cần kiên trì trong một thời gian dài để nhìn thấy hiệu quả tích cực.

Ví dụ, liệu trình trị nám bằng công nghệ ánh sáng Elight thường kéo dài từ 5 – 7 buổi, mỗi buổi khoảng 30 – 45 phút. Nếu bạn không kiên trì tuân thủ phát đồ điều trị thì hiệu quả trị nám không được tối ưu, khiến nám tái phát nhiều lần.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học góp phần quan trọng đối với quá trình điều trị nám. Một chế độ ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào và thường xuyên thức khuya cũng là nguyên nhân tại sao điều trị nám da hoài không hết.